Tiếng Thét Trong Đêm

Chương 2 - Chương 2

/40


Hiển nhiên, cuộc triển lãm tranh của Erich Krueger, người họa sĩ miền Midwest vừa được công chúng biết đến, thành công mỹ mãn.

Buổi lễ ra mắt dành cho giới phê bình và khách mời danh tiếng bắt đầu từ lúc bốn giờ chiều. Nhưng những người hiếu kỳ đá nối đuôi nhau suốt ngày dọc theo gallery vì bị cuốn hút bởi bức tranh sơn dầu Hoài niệm về Caroline” trưng bày trong ô kính.

Jenni khéo léo len lỏi vào giữa giới phê bình, nàng giới thiệu Erich, trò chuyện với các nhà sưu tầm, để mắt đến các người hầu bàn tiếp món khai- vị và rót đầy những ly rượu sâm banh.

Sáng hôm nay, từ khi thức giấc một ngày xem chừng đã có dấu hiệu trắc trở. Beth, con gái lớn của nàng, bình thường rất dễ bảo, hôm nay lại nhõng nhẽo khi đến nhà trẻ. Tina, đứa con gái út, hai tuổi, khóc suốt đêm không ngủ vì bị đau răng hàm.

Bão tuyết của ngày đầu năm đã biến New York thành cơn ác mộng thật sự của nạn kẹt xe và từng đống tuyết xám xịt và trơn trượt ở lề đường, vì bận bịu với hai đứa bé và phải đi ngang qua thành phố nên Jenni đến phòng triển lảm trể sau một tiếng đồng hồ. Nàng gặp ông Hartley trong tình trạng bối rối không kém.

Ông Hartley nói:

- Jenni à, công việc chưa chuẩn bị xong. Tôi báo với cô. Tôi cần một người làm việc nghiêm chỉnh.

- Tôi rất tiếc. - nàng vừa nói vừa móc áo choàng vào tủ hốc tường - Mấy giờ ông Erich đến?

- Khoảng một giờ trưa, cô có hiểu rằng còn thiếu ba bức tranh của ông ta trong số vừa nhận được không?

Jenni nhận thấy khi người đàn ông sáu mươi tuổi này lâm vào tình trạng lo lắng, tưởng chừng ông ta sẽ biến thành đứa trẻ lên bảy với đôi mày chau, miệng run rẩy.

Nàng dịu dàng hỏi ông ta:

- Ông Hartley à, bây giờ những bức tranh đã có ở đây rồi chứ!

- Có rồi, nhưng chiều qua, khi ông Krueger gọi điện đến, tôi có hỏi ông ta về ba bức tranh còn thiếu, ông ta nghi rằng chúng bị thất lạc đâu đấy. và ông Erich bảo chúng ta phải trưng bầy bức tranh của mẹ ông phía sau ở kính của mặt tiền gallery, dù nó không được bán cho khách, Này, Jenni, người ta nói, chính cô là người mẫu của bức tranh này đấy!.

Cố kềm để khỏi vổ vào vai ông, Jenni nói:

- Vậy thì, đâu phải tôi.

- Lúc nảy, tranh đã có đầy đủ, chúng ta bắt đầu treo chúng lên thôi.

Jenni vội vã bày biện các bức tranh, sắp chúng theo loại sơn dầu, màu nước, những bức vẽ bằng bút sắt và chì than.

Trông thấy nàng đã bày biện xong những bức tranh, ông Hartlley mỉm cười nói:

- Có có con mắt thật tuyệt! Tôi biết chúng ta sẽ thành công.

- Ông nói hay nhỉ! - Nàng thầm nghĩ và cố nén tiếng thở dài.

Phòng triển lãm mở cửa vào lúc mười một giờ trưa. Mười

một giờ kém năm phút thì bức tranh quan trọng nhất đã đặt đúng chỗ. Bên cạnh nó là bảng quảng cáo viết bằng chữ hoa trên nền nhung:

TRlỂN LÃM ĐẦU TIÊN TẠI NEW YORK, ERICH KRUEGER.

Bức tranh ‘Hoài niệm về Caroline’ gây sự chú ý tức khắc cho người qua lại đông đúc trên đường số 37. Jenni thấy họ ngừng lại để ngắm nhìn bức tranh. Nhiều người trong số họ vào phòng triển lãm, tò mò xem những bức tranh khác. Nhiều người đã hỏi nàng: Phải cô là người mẫu của bức tranh bày trong tủ kính?

Nàng đi phân phát cho khách tham dự những vựng tập bìa mỏng có in tiểu sử của Erich Kruger như sau:

Trong hai năm liền, Erich Krueger được thừa nhận là một họa sĩ nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, ông sinh ở Granite Place, bang Minnesota, ông bắt đầu vẽ tranh từ năm mười lăm tuổi, ông sinh sống trong nông trang của gia đình chuyên nuôi gia súc dành cho các cuộc thi đấu, ngoài ra Erich Krueger cũng là chủ tịch nhà máy xi- măng Krueger.

Một nhà buôn tranh ở Minneapolis đã phát hiện ra tài năng của ông. Tranh của ông đã được trưng bày ở Minne¬apolis, Chicago, Washington, DC. và San Francisco. Erich Kruger 34 tuổi, hiện còn độc thân

Nàng ngắm nhìn bức hình trên tấm bìa mỏng vã thầm nghĩ: Trông ông ta giống chàng Tống Ngọc .

Vào lúc mười một giờ rưỡi, ông Hartley đến gần nàng, giờ đây khuôn mặt ông không còn vẻ khó chịu và lo lắng.

Ông Hartley nói:

- Mọi việc ổn cả chứ, Jenni?

Nàng đáp:

- Rất tốt. - Đoán biết câu hỏi tiếp của ông ta, nàng nói tiếp: Tôi đã gọi người đặt hàng đến xác nhận. Những nhà phê bình của báo New York Times, New Yorker, Newsweek, Times và Art News đều cho biết họ sẽ có mặt. Khoảng tám mươi người sẽ đến dự lễ Khai mạc nếu tính những khách không mời thì vào khoảng một trăm người. Phòng Triển lãm sẽ đóng cửa lúc 3 giờ chiều, như vậy sẽ đủ thời gian cho giới phê bình ngồi lại đàm đạo .

- Jenni, cô thật tuyệt!

Jenni thầm nghĩ, lúc này, trông ông Hartley thật có duyên. Nhưng nàng luôn chờ đợi điều tệ hại xảy ra khi muốn báo cho ông ta biết là nàng sẽ rời buổi tiệc sớm hơn giờ bế mạc!

Chỉ tay về phía viên trợ lý, nhân viên làm việc bán thời gian, Jenni nói với ông Hartley:

- Lee đến kìa!

Nàng cười với anh ta và nói:

- Chúng ta đã sẵn sàng rồi!

Rồi quay sang ông Hartley, nàng nói tiếp:

- Ông đừng bận tâm nữa!

Ông Hartley nói:

- Tôi sẽ thử xem. Cô báo cho Lee biết là tôi sẽ trở về trước mười ba giờ để dùng bữa trưa với ông Erich, về phần cô - Jenni, nên đi dùng bữa ngay đi.

Nàng nhìn ông Hartley vội vả bước qua ngưỡng cửa. Trong chốc lát, lượng khách trong phòng triển lãm thưa dần. Jenni có ý định muốn đến nhìn bức tranh bày sau ô kính ở mặt tiền gallery, nàng đi ra ngoài và không màng đến việc khoác áo choàng. Để có thể ngắm bức tranh từ xa, nàng lùi lại vài bước và đứng trên lề đường.

Những người qua đường quay mặt lại nhìn nàng rồi họ nhìn đến bức tranh và nhã nhặn bước đi. Tranh vẽ một người phụ nữ ngồi trước hiên nhà, trên chiếc xích đu có hình dáng chiếc thuyền mũi vểnh. Bà đang ngắm nhìn buổi hoàng hôn. Ánh chiều tà chếch nghiêng đủ màu sắc tím, đỏ và hoa cà. Chiếc áo choàng không tay màu xanh lục ôm lấy tấm thân mảnh dẻ của bà. Mớ tóc xòa màu cánh quạ bay lất phất quanh khuôn mặt mà lúc này đã che khuất phần nửa vào bóng tối. Jenni ngẫm nghĩ: Mình đã thấy những gì mà ông Hartley muốn nói .

Người đàn bà trong tranh có vầng trán rộng, mũi thanh và thẳng, cái miệng độ lượng. Hẳn đây là những nét đặc trưng của chính Jenni. Bức tranh vẽ hiên nhà với những cây cột thanh mảnh chuốt góc sơn màu trắng; lờ mờ trên nền tranh phía sau là bức tường gạch của ngôi nhà.Trong nắng chiều, một bé trai chạy băng qua cánh đồng để đến với bà. Từng mảng tuyết trắng gợi lên cái giá rét khi màn đêm buông xuống. Nhân vật ngồi trên xích đu dường như bất động, bà nhìn chăm chăm vào ánh hoàng hôn. Dẫu cho đứa trẻ có vồn vã chạy đến, dẫu cho ngôi nhà có dáng đứng vững chắc và cái cảm giác bất tận của không gian, thì người ta cũng cảm nhận về nỗi cô đơn đang bềnh bồng vây quanh người phụ nữ trẻ. Tại sao thế nhỉ? Phải chăng là do ánh mắt bà biểu lộ một nỗi buồn hay chỉ vì toàn bộ bức tranh gọi lên sự rét buốt cắt da? Ai lại đi ngồi ngoài trời với thời tiết như thế? Tại sao bà ta không ngồi trong nhà, bên cửa sổ để ngắm nhìn hoàng hôn?

Jenni rùng mình vì lạnh. Nàng đang mặc chiếc áo san- đai cổ cao là quà tặng dịp lễ Noël của Kevin, người chồng trước của nàng. Nàng nhớ lại, đêm hôm đó, Kevin đã tạt qua căn hộ của nàng, với quà tặng này và những con búp- bê cho các con gái của họ. Kevin không bao giờ đặt vấn đề trợ cấp nuôi con, mà anh còn thiếu nợ nàng hơn hai trăm đô. Chiếc áo này là loại rẻ tiền nên mặc không ấm lắm. Nhưng ít ra nó vẫn còn mới và màu ngọc lam của nó làm tăng thêm giá trị sợi dây chuyền vàng mặt hình quả tim nàng đeo trên cổ; kỷ vật của ngoại Nana để lại cho nàng.

May mắn thay cho nàng là một trong những ưu điểm của giới yêu nghệ thuật là họ ăn mặc theo ý thích. Và, đối với Jenni, dẫu nàng đang mặc chiếc váy len quá dài, đôi giày bốt quá rộng hẳn cũng không có vẻ gì là đói rách lắm. Tuy nhiên, lúc này nàng phải đi vào nhà thôi, nếu không thì cái dịch cảm cúm hiện đang hoành hành khắp New York sẽ quật ngả nàng ngay.

Jenni nhìn lần cuối bức tranh, cảm phục tài năng của người họa sĩ với nét vẽ dẫn sự chú ý của người xem từ dáng người ngồi ở hiên nhà, đến đứa trẻ, rồi đến ánh hoàng hôn, nàng thì thầm: Thật là đẹp . Lòng không ngớt trầm trồ bức tranh, nàng vô tình lùi lại, lảo đảo và va vào ai đó trên lề đường trơn trượt. Nàng có cảm giác một đôi tay thật mạnh mẽ đang nắm giữ cánh tay mình. Một giọng nói nửa pha trò, nửa trêu chọc cất lên bên tai nàng: Phải chăng cô có thói quen đi ra ngoài không áo choàng với thời tiết như thế này và còn nói chuyện một mình thế ư?

Quay người lại, nàng ngượng ngùng, ấp úng: Tôi rất tiếc, xin lỗi ông, tôi có làm ông đau không? - Nàng vuột khỏi tầm tay ông ta và, nhận ra trước mặt mình là khuôn mặt của bức hình đuợc in trên bìa những vựng tập mà nàng đã phân phát sáng nay. Jenni thầm nghĩ, ‘Trời ơi! Mình thật may mắn khi dụng phải Erich Krueger!’

Nàng thấy khuôn mặt ông ta tái xanh, đôi mắt mở lớn và môi mím chặt. Rụng rời, nàng thầm nghĩ, hẳn ông ta đang điên tiết!. Với dáng điệu hối tiếc, nàng đưa tay ra cho ông ta và nói: Ông Erich, tôi rất tiếc ông vui lòng thứ lỗi cho tôi. Bức chân dung của mẹ ông quá thu hút tôi. Thật..thật không thể diễn tả nỗi. Ô! Nhưng mời ông vào. Tôi là Jenni MacPartland. Tôi làm việc tại gallery .

Erich chăm chú nhìn nàng thật lâu, dò xét từng nét một trên khuôn mặt nàng. Không hiểu phải chấp nhận thái độ này ra sao, nàng đành im lặng. Dần dà, khuôn mặt ông ta trở nên dịu dàng hơn.

Ông ta nói:

- Jenny. - Rồi mỉm cười và lặp lại: Jenny và nói tiếp: Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cô nói với tôi rằng… nhưng thôi sao cũng được .

Nụ cười làm ông ta thay đổi hẳn. Thực tế, Jenni cao hơn Erich. Nàng nghĩ rằng ông ta cao độ một mét bảy mươi lăm và ông mang giày bốt có đế cao là bảy centimét. Đôi mắt xanh sâu thẳm của ông ta nổi bật trên khuôn mặt đẹp trai kiểu cổ điển. Đôi lông mày dày đẹp như vẽ, hài hòa với vầng trán hơi quá rộng. Tóc xoăn, nâu vàng, rải rác vài sợi bạc, làm người ta liên tưởng đến hình cô gái trẻ trên đồng tiền cổ La Mã. Ông ta có cái mũi thẳng và cái miệng nhạy cảm của bà trong bức tranh. Ông ta mặc một chiếc áo choàng bằng vải cashemire màu kem và quấn khăn quàng cổ.

Jenni thầm nghĩ, vậy thì, ta đã trông đợi cái gì nhỉ?. Ý nghĩ của nàng về ông ta, với cái từ nông trang’’ chỉ gợi lên hình ảnh người nghệ sĩ này với áo vét jean và giày bốt vấy bùn, đột ngột xuất hiện tại gallery. Nàng cảm thấy buồn cười với ý nghĩ đó và trở về với thực tại. Thật là vô lý. Nàng đứng bất động, run rẩy.

Jenni nói:

- Thưa ông Erich..

Ông ta cắt ngang lời nói nàng

- Jenni à, cô lạnh rồi. Tôi thật có lỗi. - Rồi nắm lấy tay nàng, đưa nàng vào gallery.

Sau đó, Erich đi kiểm tra cách bài trí các bức tranh. Jenni theo sau ông ta từng bước một. Erich kiểm tra mọi việc thật cẩn thận, một đôi lần ông dừng bước để chỉnh lại một bức tranh cho đúng chỗ. Sau cùng, ông ta gật đầu, vẻ bằng lòng.

Ông ta hỏi nàng:

- Tại sao cô treo bức Đồng áng mùa xuân bên cạnh bức Mùa gặt ?

Jenni hỏi lại:

- Phải chăng là những cảnh cùng trên một cánh đồng, phải không ông? Tôi nhận thấy rằng đó là một sự liên tục giữa công việc cày bừa và gặt hái trong vụ mùa. Ước gì ở đây có thêm một bức tranh về mùa hạ nữa.

- Tôi có bức tranh đó nhưng tôi không gởi nó đến.

Nàng liếc nhìn đồng hồ treo trên cửa chính. Đã gần mười hai giờ trưa.

Nàng nói:

- Ông Erich ạ, nếu không có gì phiền, tôi sẽ sắp xếp chỗ làm việc của ông trong văn phòng ông Hartley, ông ấy có nhã ý mời ông dùng bữa tại Russian Tea Room vào lúc mười ba giờ. Khéo kẻo trể. Phần tôi thì sẽ đi ra ngoài dùng vội cái sandwich.

Giúp nàng mặc áo choàng, ông ta nói:

- Hôm nay ông Hartley sẽ ăn trưa một mình. Tôi đói lắm rồi và có ý định dùng bữa trưa với cô. Cô hãy nói cho tôi biết, cô không có hẹn với ai chứ?

- Không ông ạ, tôi cũng đang tính đi ra ngoài để mua cái gì đó ăn cho qua bữa.

- Chúng ta đến Tea Room đi. Tôi tin rằng ở đó sẽ có bàn cho chúng ta.

Nàng miễn cưỡng đi theo ông ta, biết trước rằng ông Hartley sẽ giận và nguy cơ mất việc của nàng tăng cao. Hartley sẽ lấy cô là nàng luôn đi trễ. Tuần vừa qua, nàng lại nghĩ việc hai ngày vì Tina bị viêm họng. Nhưng nàng hiểu rõ ràng, nàng không thể từ chối lời mời của Erich.

Tại nhà hàng, ông ta ra dấu là không đặt bàn và yêu cầu dành một bàn trong góc phòng ăn. Jenni từ chối ly ruợu mà ông ta mời nàng.

- Nếu tôi uống rượu hẳn tôi sẽ ngả vật ra ngay sau mười lăm phút. Đêm qua, tôi mất ngủ, ông vui lòng cho tôi dùng nước suối.

Họ gọi hai phần bánh sandwich, rồi ông ta cúi xuống bên nàng:

- Hảy nói về cô đi, Jenni MacPartland.

Cố nín cười, nàng đáp:

- Vậy ông có biết phương pháp: “Làm sao để kết bạn’’ chưa?

- Chưa.Tại sao?

- Đó là loại câu hỏi mà người ta dạy cho bạn đặt ra cho buổi đầu gặp gỡ. Quan tâm đến kẻ khác. Tôi muốn biết tất cả về ông.

- Nhưng cũng có điều tôi muốn biết thật sự cô là ai?

Người hầu bàn dọn thức uống cho họ, trong khi đó Jenni

giới thiệu về mình:

- Tôi là người mà xã hội văn minh gọi là một người phụ nữ đã ly dị và là người chủ gia đình . Tôi có hai cháu gái nhỏ. Beth, ba tuổi và Tina vừa lên hai. Tôi cùng hai cháu sống trong căn hộ một phòng của một tòa nhà nhỏ xây bằng dá, đường Est số 37. Tôi làm việc với ông Hartley đã bốn năm rồi.

- Làm sao cô có thể làm việc trong bốn năm với các con nhỏ như thế?

- Tôi được nghỉ phép hai tuần khi ở cữ.

- Thật sự cô cần phải đi làm lại sớm như vậy sao?

Nhún vai, Jenni trả lời

- Tôi gặp Kevin MacPartland khi chuẩn bị thi bằng cử nhân nghệ thuật của truờng Đại học Fordham tại trung tâm Lincoln. Kev là diễn viên trong nhà hát kịch. Nana đã nói trước là tôi lầm người khi chọn Kevin, tôi vẫn không vâng lời bà.

- Nana?

- Là bà ngoại tôi. người đã nuôi dạy tôi từ lúc tôi được một tuổi. Nana hẳn là có lý. Kevin là một chàng trai dũng cảm...nhưng không hội đủ điều kiện... Hai năm chung sống, chúng tôi đã có hai cháu, đối với anh ta thật là việc quá sức mình... Sau khi Tina ra đời, Kevin bỏ nhà ra đi. Hiện nay chúng tôi đã ly dị.

- Anh ta có chu cấp cho mấy đứa nhỏ?

- Lợi tức bình thường của một diễn viên là ba ngàn đô la một năm. Sự thật thì Kevin có tài và với chút may mắn, anh ta có thể xoay xỏ được, nhưng lúc này thì không.

- Lúc mấy cháu còn bé, có không thể gởi chúng vào nhà trẻ được sao?

Cảm thấy nghèn nghẹn ở cổ, trong phút chốc, nước mắt lưng tròng, nàng đáp:

- Khi tôi đi làm thì ngoại tôi trông nom chúng, ngoại vừa mất cách đây ba tháng. Bây giờ thì tôi không muốn nhắc đến chuyện ấy nữa.

nắm tay nàng, xiết nhẹ, ông ta nói:

- Jenni, tôi rất tiếc, tha lỗi cho tôi. Thế mà, bình thường tôi đâu đến nỗi ngốc như hôm nay.

Guợng cười, nàng nói:

- Đến lượt tôi yêu cầu ông, hãy nói cho tôi biết tất cả về ông.

Nàng nhấm nháp bánh sandwich trong khi nghe ông ta nói:

- Hẳn nhiên là cô đã đọc tiểu sử của tôi. Tôi là con độc nhất trong gia đình. Mẹ tôi qua đời vì tai nạn vào ngày sinh nhật thứ mười của tôi. Cha tôi mất cách đây hai năm. Hiện nay, người quản lý nông trang hầu như nắm giữ mọi công việc về kinh doanh. Phần lớn thời gian tôi dành cho xưởng vẽ của mình.

Jenni nói:

- Như thế thật là tuyệt, ông quả là có tài. Hẳn ông đã vẽ tranh từ lúc mười lăm tuổi?

Xoay xoay ly rượu trong tay, ông ta ngập ngừng đoạn nhún vai nói:

- Một câu trả lời rất bình thường là, hội họa đối với tôi là một sự hoạt động nghệ thuật bằng tay trái nhưng điều đó chỉ có một phần sự thật mà thôi. Mẹ tôi là một hoạ sĩ. Tôi không nghĩ rằng bà có tài năng trong lãnh vực hội họa. Nhưng ông ngoại tôi thì hẳn có đôi chút nổi danh. Tên ông là Everett Bonardi.

Nàng reo lên:

- Hẳn nhiên là tôi đã nghe danh ông cụ. Nhưng tại sao ông không nêu tên ông cụ trong bản tiểu sử của ông?

- Nếu tác phẩm của tôi có giá trị thì chính nó sẽ nói lên điều đó. Tôi hy vọng được thừa hưởng một ít tài năng nghệ thuật của ông tôi. Mẹ tôi vẽ tranh để tiêu khiển, nhưng ba tôi lại ganh tị về việc ấy kinh khủng. Tôi đoán rằng hẳn ba tôi cảm thấy mình quá vụng về, ví như một con voi trong cửa hàng đồ sứ. Một ngày mẹ tôi giới thiệu cha với gia dinh mình tại San Francisco. Hẳn nhiên họ xem cha tôi như một nông dân mang guốc miền Midway. Vì vậy, nên cha tôi trả thù mẹ bằng cách sử dụng sự khéo tay của bà để buộc bà làm những việc có ích như bà phải may chắp ráp các mảnh vải đủ màu để thành chiếc khăn hoặc miếng vải phủ giường. Tuy vậy, cha tôi rất yêu bà. Nhưng với tôi, ông luôn không muốn tôi mất thì giờ vì hội họa - ông rất ghét điều đó, vì vậy nên tôi phải lén lút ông đễ vẽ.

Mặt trời giữa trưa ló dạng qua bầu trời u ám. Từ ô Kính cửa sổ, xuyên vào những tia nắng lấp lánh ngũ sác, ròi rạc trên mặt bàn. Jenni nheo mắt và phải quay mặt đi.

Chăm chú nhìn nàng, Erich bất thần nói:

- Jenni à, thái độ của tôi hẳn làm cô bất ngờ khi chúng ta vừa gặp nhau. Thật tình mà nói, tôi tưởng chừng như gặp một bóng ma. Cô giống Caroline như tạc. Vóc dáng mẹ tôi trạc cỡ cô. Màu tóc bà sẫm màu hơn tóc cô và đôi mắt bà có màu xanh lục sáng, còn màu mắt của cô thì xanh có điểm màu lục. Nhưng có một điều khác nửa, đó là nụ cười của cô, cái cách của cô khi khom người để lắng nghe, cô thật giống mẹ tôi, thân hình rất mảnh dẻ. Cha tôi quan tâm và lo lắng nhiều cho sự ốm yếu của bà. Cha rất kiên trì trong việc thúc ép mẹ ăn nhiều hơn nửa. Và bây giờ, đến luợt tôi. Tôi muốn nói với cô rằng, hãy dùng cho hết bánh sandwich của cô đi. Cô đang xúc động vì câu chuyện của tôi rồi đấy!

Jenni nói:

- Tôi no rồi. Ông vui lòng gọi cho tôi một ly cà-fê nhé? Ông Hartley sẽ không ngờ khi biết ông đã đến trong lúc ông ta đi vắng. Hơn nữa, tôi sẽ ra về trước khi kết thúc lễ khai mạc và đó là điều mà ông Hartley không mong muốn tí nào.

Nụ cuời biến mất trên đôi môi, Erich nói:

- Chiều nay cô có dự tính gì không?

- Tôi phải đến đón các con tôi đúng giờ tại nhà bà Curtis, nếu không thì rất phiền. Nàng nói tiếp: Thông lệ bà Curtis đóng cửa lúc năm giờ chiều, nhưng vì bận đi làm nên tôi có quyền đến đón con lúc năm giờ ruỡi. Nếu trễ hơn thì tôi phải nghe bà Curtis cằn nhằn đủ chuyện . Nàng liền bắt chước bà Curtis nhướng mày và bặm môi: ‘Bà Parkland, tôi không muốn nghe lý do trễ xe buýt hoặc bận điện thoại vào phút chót. Hoặc là bà có mặt tại đây vào lúc năm giờ rưỡi, hoặc là ngày mai bà đừng đem con đến đây. nghe ‘‘ dỏ’’ chưa? -

Erich phì cười và nói:

- Dỏ dồi. Bây giờ cô hãy kể về các cháu gái đi.

- Ồ! Rất đơn giản. Chúng thông minh, xinh đẹp và rất đáng yêu và...

- Và chúng tập đi vào lúc sáu tháng, tập nói lúc chín tháng. Chà! Tôi tưởng chừng như đang nghe những lời mẹ tôi nói. Những điều bà đã kể về tôi lúc còn bé.

Nàng cảm thấy lòng minh đau nhói khi Erich buồn bả kể lại những kỷ niệm đã qua: Phải chăng những điều ông ta nói ra là sự thật!

Mỉm cười, Erich nói tiếp:

- Và đối với tôi thì điều đó không còn là sự thật nữa. Jenni, New York đã giết chết con người tôi, tôi không hiểu làm sao người ta có thể trải qua thời thơ ấu ở nơi đó.

Họ tiếp tục nhâm nhi cà-fê và chuyện vãn.

Jenni nói:

- Nơi tôi ở không giống như bất cứ tòa nhà đáng chán nào ở Mannhattan.

- Tôi không tin như thế, nhưng cô chưa bao giờ biết về một lối sống khác thế.

Họ nói về cuộc hôn nhân của nàng.

Erich nói:

- Cảm tưởng của cô ra sao khi tất cả mọi chuyện đều chấm dứt?

- Thật kỳ lạ, theo tôi nghĩ thì điều đó ít gây tiếc nuối hơn so với cuộc tình đầu tan vỡ. Sự khác biệt này có lẽ vì tôi có những đứa con. Và vì vậy, nên tôi nhớ ơn Kevin suốt đời.

Khi họ trở về gallery thì ông Hartley đang đợi họ. Jenni lo lắng khi thấy đôi má đỏ bừng tức giận của ông ta. Và, nàng khâm phục cách xoa dịu của Erich.

Erich nói:

- Ông Hartley à, hôm nay, tôi không dùng bữa được trên máy bay. nhân tiện thấy bà MacPartland chuẩn bị đi ăn trưa nên tôi đã mạn phép mời bà đi luôn. Tiện đây, tôi rất hân hạnh được mời ông, chúng ta cùng đến nhà hàng Rus¬sian Tea Room. Cho phép tôi được khen ngợi ông về việc trưng bày những bức tranh của tôi vừa qua.

Nàng thấy những vết đỏ trên đôi má ông Hartley nhạt dần. Khi nghĩ đến Erich sẽ ngấu nghiến miếng bánh sand¬wich lớn, nàng vô tình nói với ông Hartley: ‘‘Ông hãy xúi ông Erich gọi món sườn nướng đi, tôi đã quảng cáo cho ông ta món đó rồi’’.

Erich nhướng mày nhìn nàng và khi đi qua chỗ nàng, ông cúi xuống thì thầm: Cám ơn cô nghìn lần .

Giờ đây, đến lượt nàng lại hối tiếc khi mình không kềm chế được việc trêu ghẹo Erich. Nàng thầm nghĩ, mình vừa được biết ông ta đây, tại sao lại có cái cảm giác thân quen này?. Một tình cảm nào đó đã lôi cuốn nàng, ông ta là một người dễ mến và đã tạo ra cái ấn tượng một sức mạnh tiềm ẩn. Đúng vậy, với tiền của, tài năng và một thể chất khỏe mạnh, ông ta có đủ lý do để tự tin.

Buổi chiều, gallery vẫn đông khách. Jenni chờ dịp gặp gỡ những nhà sưu tập tranh giàu có vì nàng đã mời họ đến dự lễ khai mạc này. Nhưng theo nàng biết thì, một số người đã đến sớm hơn để được thưởng lãm tranh trong yên lặng.

Đối với một họa sĩ ít nổi tiếng như Erich thì giá cả những bức tranh này là đắt. Nhưng, dường như Erich không quan tâm gì đến việc bán những bức tranh của ông ta. ông Hartley trở về khi gallery đóng cửa. Ông ta báo cho Jenni biết là Erich đã trở về khách sạn để chuẩn bị chỉnh tề cho buổi Lễ khai mạc.

Ông Hartley ngạc nhiên nói với nàng:

- Jenni, cô đã gây ấn tượng cho ông ta, Erich không ngừng hỏi thăm tôi về cô.

Lúc năm giờ chiều, buổi lễ khai mạc phòng tranh diễn ra thật ồn ào náo nhiệt. Erich, với sự cảm nhận nhạy bén của một nhà sưu tập tranh, đang bị lôi kéo bởi Jenni đễ chào hỏi quan khách, trao đổi dăm ba câu chuyện. Nàng sắp xếp cho chàng cuộc hẹn với người này, chỉ dẫn chàng đến với người kia... Liên tiếp nhiều lần, quan khách đã hỏi nàng, phải chăng nàng là người mẫu của bức tranh “Hoài niệm về Caroline? Dường như Erich rất thích thú với câu hỏi này và chàng đã trả lời họ: ‘‘Hẳn tôi đã bắt đầu tin rằng: chính là cô ta’’.

Ông Hartley lo việc tiếp khách, với nụ cười thanh thản, Jenni cho rằng cuộc triển lãm đã thành công.

Hiễn nhiên, con người cùng phong thái nghệ sĩ của Erich đã gây ấn tuợng trong giới phê bình. Erich Krueger đã bỏ chiếc áo vét và quần thể thao để thay vào bằng một bộ vét xanh đen cắt may rất chuẩn, hợp với chiếc áo sơ mi màu trắng tay dài kiểu ngự lâm quân. Chiếc cà- vạt màu đỏ sẫm khít chặt nơi cổ áo trắng hồ bột làm nổi bật lên màu da rám nắng, màu xanh của đôi mắt và mái tóc như những sợi tơ vàng của chàng. Lúc ăn trưa, Jenni để ý thấy chàng có đeo nơi ngón tay út một chiếc nhẫn vàng. Bất chợt nàng đã hiễu ra tại sao chiếc nhẫn ấy đối với nàng tưởng chừng quen thuộc như vậy. Phải chăng vì người đàn bà trong bức tranh cũng mang một chiếc giống như thế. Nàng thầm nghĩ, hẳn đó là chiếc nhẫn cưới của mẹ chàng.

Lúc này, Erich đang trò chuyện cùng cô Alison Spencer, một nhà phê bình nghệ thuật tươi trẻ và thanh lịch của tạp chí Art New. Cô Alison mặc một bộ tailleur màu trắng của hiệu Adolfo, rất hợp với màu tóc vàng tro của cô ta. Jenni bất chợt nhận ra chiếc váy len của mình có vẻ cũ nát, đôi giày bốt đã mòn ngay cả khi chúng đã được nàng thay đế và đánh bóng. Và, chiếc áo san-đai nàng đang mặc thì cũng chỉ là một chiếc áo len rẻ tiền bằng polyester và không thời trang.

Nàng chợt cảm thấy chán nản và thắc mắc không hiểu tại sao. Ngày trôi qua thật chậm và mệt mỏi. Nàng phải đi đón các con kẻo muộn, nàng nhớ lại thời gian khi còn Nana, niềm vui luôn chờ đợi nàng lúc trở về nhà. Nana đã từng nói với nàng: Ngồi đi cháu cưng, hãy nghỉ ngơi đã, để ngoại đi làm cho cháu một ly cocktail thật ngon , ngoại thường sung sướng lắng nghe Jenni kể những chuyện xảy ra trong ngày ở xưởng vẽ. Và, bà đọc truyện cho những đứa cháu nghe trong khi nàng chuẩn bị bữa ăn tối. Bà đã từng nói với nàng: -‘‘Từ năm lên tám, cháu luôn là người đầu bếp giỏi đó, Jen ‘’.

Jenni trêu lại bà: ‘‘Ngoại à, món hamburger nếu ngoại nấu lâu một chút thì nó sẽ không dai như đế giày đâu’’.

Kể từ khi Nana mất, Jenni phải vội vả đến nhà trẻ đón con, dẫn chúng về nhà bằng xe buýt, đã vậy còn phải dỗ dành chúng bằng những chiếc bánh giòn trong khi nàng chuẩn bị bữa ăn tối.

Khi đang sửa soạn mặc áo choàng để ra về thì một trong những thương gia giàu có đến mua lần cuối những bức tranh. Cuối cùng chuồn được khỏi nơi đây thì đã năm giờ hai mươi lăm. Nàng tự hỏi mình có nên chào Erich để ra về, nhưng chàng vẫn còn trò chuyện với cô Alison Spencer.

Nàng thầm nghĩ liệu mình ra về như thế này hẳn có tác động gì đối với chàng? Khẽ nhún vai, lòng trĩu nặng chán nản, Jenni kín đáo rời gallery bằng cửa sau.

/40