TRÙNG SINH TRINH THÁM SƯ

Chương 4: Đi Làm Thuê

/4


Chương 4: Đi Làm Thuê





Thời gian trôi qua, tính đến hôm nay Y Linh sống lại đã hơn hai tháng. Hiện tại cô đang làm công cho một tiệm bán hủ tiếu gõ ở chợ Ông Bầu. Một tháng tiền lương được hai trăm ngàn. Mỗi ngày làm từ năm giờ sáng cho tới năm giờ chiều.

Mọi người đừng hiểu lầm, không phải Y Linh nghỉ học để đi làm mướn mà là cô nghỉ hè.

Hai tháng trước, sau khi em gái xuất viện về bà Phượng liền giống hệt kiếp trước, bà thường khóc than rằng nhà nghèo không có tiền. Mỗi lần như vậy Y Linh liền giả ngu cho qua. Có lẽ vì cô giả ngu nên bà tức giận lắm. Thời gian gần đây bà hay ám chỉ gần xa muốn cô nghỉ học. Còn nhớ có lần bà giả vời nói:

“Nhà nghèo thế này năm sau làm sau đủ tiền đóng học phí cho cả hai đứa, coi bộ chắc là sang năm phải để cho Nhã nghỉ học ở nhà đi làm kiếm thêm tiền quá. Chớ như thế này làm sao mà sống nổi”

Cô biết mẹ đang ám chỉ để cô tự mở miệng nói nghỉ học, nhưng cô đã quyết tâm rồi. Đời này cô sẽ không bao giờ bỏ học nửa chừng. Bởi vậy lúc đó cô liền tiếp tục giả ngu.

“Mẹ, em Nhã nó còn nhỏ mà mẹ bắt em thôi học làm gì, dù có thôi học em ấy cũng đâu đi làm gì được. Nếu không thay vì mẹ đóng tiền học phí cho con thì mẹ lấy tiền đó mà đóng cho em Nhã đi. Còn con…” Cô lúc đó cố ý kéo dài nửa chừng. Và cô nhìn thấy đôi mắt mẹ lóe ra tia sáng vui vẻ. Nhưng không để mẹ đắc ý cô liền nói tiếp:

“Còn tiền học phí của con thì con sẽ tự đóng. Con sẽ đi kiếm việc làm để lấy tiền trang trải học phí của mình, sẽ không để mẹ nhọc lòng lo lắng”

Cô nhớ khi cô nói xong thì mặt mẹ tái xanh vì tức giận. Nhưng lạ là mẹ không có mở miệng la mắng gì cô. Chỉ là từ đó mẹ đối với cô càng thêm lạnh nhạt.

Nhiều lúc cô rất khó hiểu, nếu mẹ muốn cô thôi học thì cứ việc mở miệng nói với cô, hà cớ gì mẹ phải nói gần nói xa tính kế? Nhưng cũng nhờ vậy mà cô có thể tiếp tục đi học. Chứ nếu như mẹ mở miệng bắt cô nghỉ học thì dù cô có quyết tâm học tiếp cách mấy cũng khó mà thực hiện được.



Cũng vì như vậy nên lúc này cô mới đi làm thuê cho người ta. Mặc dù nói cô tự lo chi phí học cho mình, nhưng mà tháng lương nào lãnh xong cũng phải giao cho mẹ một ít. Chớ nếu không cô khó có thể tiếp tục đi làm.

Kiếp trước trải qua nghèo khó, cũng vì nghèo khó mà cô dấn thân vào con đường u tối. Mặc dù lúc đầu là bị người ta lừa gạt. Nhưng mà sau đó là do cô tự nguyện. Vì vậy nên kiếp này cô muốn kiếm tiền, từ bây giờ cô cần phải dành dụm tiền lại, sau này học đại học sẽ rất tốn tiền. Nếu bây giờ cô không dành dụm, đừng nói xin mẹ, cô còn lo sợ mẹ sẽ bắt cô đi làm đem tiền về nữa kia.

….

Từ khi sống lại đến này, cô càng ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của cha mẹ và em gái. Nếu nói lúc trước là đau lòng, thì hiện tại cô đã không còn nữa. Người ta nói đúng, không yêu không thương sẽ không đau, không hi vọng sẽ không có thất vọng.

“Linh, con ngưng rửa chén đi, mau vào phụ dì một tay, bưng đồ ăn cho khách cái”

Đang lúc Y Linh thơ thẩn thì có một giọng nói gọi vào. Y Linh vội vàng hô “dạ” một tiếng rồi nhanh chóng rửa sạch tay chạy nhanh ra.

Bận rộn cả buổi sáng, cuối cùng cũng xong. Bởi vì hôm nay khách đông hơn mọi ngày, công việc của cô cũng bận hơn một chút, cho nên dì Năm và dượng Năm hào phóng thưởng thêm cho cô mười ngàn nói là bồi dưỡng.

Cô cầm lấy tiền vội vàng nói cảm ơn rồi bỏ vào túi. Tính lại số tiền được dì Năm cho từ trước tới nay cũng được năm mươi tám ngàn năm trăm đồng rồi. Thời bây giờ vàng chỉ có năm sáu trăm ngàn một chỉ hà, năm mươi mấy ngàn của cô đã có thể mua một phân vàng 18k rồi.
Không một chút do dự, Y Linh cầm năm mươi mấy ngàn chạy vào tiệm vàng mua liền một phân vàng. Cô nhớ kiếp trước, khoảng năm hai ngàn mười vàng rất mắc, có thể nói mắc gấp bốn năm lần lúc này.

….

Tháng chín chính là tháng tựu trường. Sau khi đóng xong học phí năm học này cô còn dư được bốn trăm lẻ bảy ngàn. Cô còn tiền nhiều như vậy là nhờ Dì năm cho thêm. Lương của cô lẽ ra chỉ có hai trăm ngàn. Nhưng vì cô làm được việc, lại siêng năng nên dì Năm phát lương cho cô bằng với mức lương của những người khác. Đó là mỗi tháng năm trăm ngàn.

Dì Năm lên lương cho cô nhưng cô không nói với mẹ biết, ngoại trừ tiền lương hai trăm ngàn cô đưa cho mẹ, số dư còn lại cô lén giấu đi. Cũng vì vậy nên hiện tại trong tay cô còn được hơn bốn trăm ngàn. Cộng thêm một phân vàng mua lần trước, cộng lại đủ để mua năm phân vàng 24k.

Nghĩ là làm, cô nhanh chóng cầm theo một phân vàng kia rồi đến tiệm vàng đổi thành chiếc nhẫn năm phân 24k. Thông thường mua vàng 24k khi bán đi sẽ không bị lỗ nhiều. Nếu là để dành vàng thì tốt nhất nên mua vàng 24k.

Năm nay cô học lớp mười. Ngày khai giảng, sau khi giả ngu tránh khỏi ánh mắt lạnh của mẹ cuối cùng cô cũng đến được trường học. Kiếp trước cô chưa từng học cấp ba, nhưng vì ham học nên cô thường lấy sách vở của em gái ra đọc. Có chỗ không hiểu sẽ đi hỏi thầy giáo cũ hoặc hỏi bạn bè. Vì vậy mặc dù cô không đến trường nhưng chương trình và tài liệu học cô điều biết hết. Mà quan trọng nhất là đề thi, tấc cả đề thi mấy năm này cô đều nhớ rõ.

Tuy rằng nhớ rõ các đề thi, nhưng mà cô cũng không vì vậy mà chểnh mảng việc học. Lại nói, có lẽ là do trùng sinh, cho nên trí nhớ của cô đặc biệt tốt hơn người khác, tốt hơn kiếp trước rất nhiều. Cái gì đơn giản, chỉ cần cô nhìn qua liền nhớ, còn những thứ hơi phức tạp, cô chỉ cần đọc lại hai lần, nhiều nhất là ba lần là nó đã in vào trí nhớ của cô rồi.

Cho nên, dù bình thường cô không cầm sách vở học bài nhiều, nhưng học lực của cô vẫn luôn rất tốt, vị trí đứng đầu toàn khối cũng chính là vị trí của cô.

Dù đi học nhưng mỗi ngày Y Linh vẫn đến tiệm dì Năm làm. Nếu học sáng thì chiều ghé, nếu học chiều thì sáng ghé. Bởi vì cô chịu khó làm việc nên dù giờ giất đi làm của cô không cố định nhưng dì Năm vẫn không có đuổi việc cô. Nhưng tiền lương thì ích hơn phân nửa. Thông thường làm buổi chiều là lặt rau gọt củ, quét dọn rửa ráy này nọ. Coi như cũng có việc để làm.

Tất nhiên, mỗi tháng sau khi lãnh lương cô điều phải nộp hết cho mẹ. Nói nộp hết là nột hết theo mức lương mẹ cô biết, còn số lương mẹ cô không biết thì âm thầm vào tay cô. Chính là có dư bao nhiêu tiền cô liền đem đi mua vàng hết. Cô hiện tại không thể kinh doanh cái gì, chỉ có thể mua vàng rồi chờ đợi hai năm nữa vàng tăng giá liền bán ra. Lợi nhuận có thể lên gấp ba bốn lần.

…..

Thời gian lại trôi qua, mới đó mà đã đến thi giữa kỳ. Kết quả thi được công bố, vẫn y như cũ, cái tên Nguyễn Y Linh của cô được ghi bằng chữ đỏ nằm ở trên đầu. Trước ánh nhìn hâm mộ của bạn học, tán thưởng của thầy cô, cô rất vui vẻ về nhà.

Chính là, khi em gái biết được cô đứng đầu toàn khối thì gương mặt thật khó xem. Nói rằng cô được như vậy là nhờ cô may mắn.

Nếu nói kiếp trước cô yêu thương em gái này bao nhiêu thì kiếp này cô chán ghét nó bấy nhiêu. Người ta nói đúng, khi yêu trái ấu cũng tròn. Kiếp trước cô yêu thương em gái quá mức, đến nỗi trông cô chẳng khác kẻ ngu. Em gái làm rất nhiều chuyện đáng trách nhưng cô chỉ cười không để ý, ngược lại còn càng chăm sóc nó hơn.

Nhưng bây giờ đã khác. Đối với ngôi nhà này, đối với người thân của mình lòng cô đã trở nên băng lạnh. Nếu nói trả ơn trả hiếu thì coi như kiếp trước cô đã trả hết rồi, nên kiếp này cô chỉ muốn sống cho cô.

Em gái mà thi được điểm cao thì mẹ sẽ hớn hở làm món ăn ngon để thưởng tặng, ăn mừng. Còn cô, cho dù đứng đầu toàn khối thì chỉ nhận được tiếng cười thản nhiên của mẹ, ngay cả một câu khích lệ, một câu tán dương bà cũng không hề bật thốt ra.

Cô quen rồi, cũng đã chuẩn bị tinh thần từ trước, cho nên mới không còn mơ mộng cái thứ mơ hồ kia. Không hy vọng sẽ không thất vọng. Vì vậy mặt dù bị mẹ thờ ơ hay lạnh nhạt, nhưng cô một chút cũng không có đau lòng.

Ngược lại, dì Năm biết được cô thi tốt liền làm món ngon đãi cô. Cả nhà dì Năm cùng mấy chị làm chung đều khen cô hết lời. Nói cô đi làm suốt vậy mà cũng có thể được điểm cao, được đứng nhất toàn khối. Dì Năm nói, chuyện này rất đáng để khen thưởng, vì vậy dì liền nấu ba bốn món ăn ra thưởng cho cô.

Thời gian lại qua, cô mỗi ngày sau giờ học vẫn tiếp tục ghé tiệm dì Năm làm việc, cứ như vậy, cũng sắp kết thúc năm học lớp mười. Cái tên của cô vẫn y như trước dẫn đầu toàn khối.

Năm mới đã đến. Năm nay trong tay của Y Linh đã có gần ba chỉ vàng hai mươi bốn. Y như kiếp trước, giá vàng lúc này càng ngày càng tăng.

Ăn tết xong thì đến mùa thi. Y Linh may mắn được nhận học bổng. Là hai triệu đồng. Thời bây giờ, hai triệu là một con số không nhỏ đối với nông dân.

Bà Phượng mẹ của Y Linh rất dửng dưng cầm hết số tiền học bổng này, chỉ quăng cho Y Linh một trăm ngàn gọi là tiền mua tập sách năm học tới.

Y Linh cũng không để tâm, cô chỉ cười cho qua, từ khi cầm tiền trên tay cô đã biết chắc rằng số tiền này cô sẽ không có phần. Nhưng không sao, coi như nhờ tiền học bổng này mà mẹ cô không ép buộc cô nghỉ học là được.

Thi xong thì đến nghỉ hè, Y Linh lại tiếp tục dành trọn cả ngày đi làm cho dì Năm bán hủ tiếu. Bà Phượng không phản đối, bởi vì chỉ cần Y Linh mang tiền về cho bà thì bà sẽ không quan tâm cô làm gì.

Có lẽ bởi vì kiếp này Y Linh không còn bộ dạng ngoan ngoãn nghe lời nữa nên bà Phượng cũng lười giả vờ với cô. Thái độ của bà càng ngày càng quá phận. Đến nỗi những người trong xóm điều nhìn ra được sự thiên vị kỳ cục của bà.

Những lúc mấy người hàn xóm kia rảnh rỗi liền châu đầu chụm tai vào nói này nói nọ, còn có người không nhịn được mà lôi kéo Y Linh an ủi. Mấy lúc như vậy Y Linh chỉ mỉm cười cho qua. Thật ra thì mấy người hàng xóm này của Y Linh cũng không tốt lành gì, bọn họ mỗi ngày chỉ cầu mong nhà ai đó xào xáo để bọn họ có cơ hội nhiều chuyện.

Nhưng Y Linh biết, thà đắc tội quân tử chớ đắc tội tiểu nhân. Nên đối với những hàng xóm “cực phẩm” này cô vẫn luôn dùng thái độ thân thiện đối diện với họ. Thật ra tương lai cô còn cần phải nhờ những người này tranh thủ giúp mình một số chuyện.


/4