Tướng Công, Tạo Phản Đi!

Chương 28 - Chương 28

/50


Editor: coki

Sau khi vào ở Vạn thị mới phát hiện tòa nhà này không khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.

Nhìn từ bên ngoài thì chỉ thấy gạch xanh tường trắng giống như nhà của những nông dân bình thường chỉ là diện tích có hơi lớn hơn mà thôi nhưng sau khi vào ở mới cảm thấy chỗ này vô cùng yên tĩnh và xinh đẹp, chẳng những sách trong thư phòng rất phong phú mà bên trong tòa nhà còn có năm viện nhỏ, khi trang trí lấy phong cách thanh nhã là chính, hoàn toàn không có ý định phô trương quyền thế của chủ nhân.

Những người hầu được giữ lại đây đều là những lão bộc lâu năm của Liễu gia, vừa cung kính lại hiểu lễ nghĩa. Mẫu tử Vạn thị cảm thấy ngại nên không ở chủ viện, vì vậy lão bộc kia liền dẫn Vạn thị đến một viện nhỏ xinh đẹp, nói: Tiểu thư đã dặn nếu phu nhân không ngại thì hãy ở trong viện của tiểu thư, khi tiểu thư rảnh sẽ tới thỉnh an phu nhân.

Vạn thị nghe vậy liền vào ở trong viện của Liễu Minh Nguyệt, lúc bà vào phòng ngủ chính thì thấy bên trong đã được đổi mới hoàn toàn, bà hỏi lại lão bộc thì mới biết viện này mới được xây khoảng hai năm lại liên tục mua thêm nhiều thứ, mới thì ra ngay cả Liễu Minh Nguyệt cũng không biết mình có viện riêng ở chỗ này, chỉ có điều Tướng gia cảm thấy có lúc Tướng phủ trong thành quá gò bó ái nữ mình nên mới lao tâm lao lực vẽ bản thiết kế sau đó lại lặng lẽ phân phó quản sự trong phủ xây một tòa nhà như vậy ở Kinh Giao, định mùa hè sẽ dẫn Liễu Minh Nguyệt và Tiết Hàn Vân tới đây tránh nóng nhưng Liễu Minh Nguyệt lại xảy ra chuyện nên đành phải thôi.

Sau khi biết Liễu Minh Nguyệt chưa từng ở nơi này thì bà không chịu ở phòng ngủ chính nữa mà chuyển sang ở sương phòng.

Người hầu không thể lay chuyển được nên đành phải theo ý bà.

Mà hai nhi tử của Vạn thị thì vào ở trong viện của Tiết Hàn Vân.

Cũng không biết là cố ý hay là vô ý mà trong bản vẽ của Liễu Hậu sân của Liễu Minh Nguyệt và Tiết Hàn Vân chỉ cách nhau một bức tường, rất gần nhau làm cho mẫu tử Vạn thị qua lại hết sức dễ dàng.

Vạn thị hỏi khi nào Liễu Minh Nguyệt đến thì lão bộc nói: Hai ngày này tiểu thư phải đi La phủ học võ, sợ rằng phải hơn hai ngày nữa mới tới được.

Vạn thị nhớ tới dáng vẻ nũng nịu mềm yếu của Liễu Minh Nguyệt thì lập tức có cảm giác cực kì quái dị: Chẳng lẽ Nguyệt nha đầu còn có bản lĩnh như vậy? Ngay cả hai vị biểu huynh cũng cảm thấy kỳ lạ. Nữ tử của triều đại này lấy tiết hạnh và trang nhã làm chính, nữ nhi của quan văn nhiều nhất là biết đọc sách, đánh đàn vẽ tranh còn giương cung, cởi ngựa, bắn tên phần lớn là nữ nhi nhà võ tướng.

Lão bộc tự hào nói: Phu nhân chớ thấy thân thể tiểu thư nhà ta yếu đuối thì lá gan cũng nhỏ. Năm ngoái trên đường đi tế bái phu nhân về tiểu thư gặp phải giặc cướp nên sau khi trở về mới quyết chí đi học võ để tự bảo vệ mình. Thử nghĩ xem, nếu tiểu thư nhà khác gặp phải chuyện như vậy nhất định sẽ bị hù dọa đến chết khiếp, làm sao còn nghĩ tới chuyện đi học võ được?

Vạn thị nghẹn họng trân trối, từ nhỏ bà đã dạy nữ nhi phải điềm đạm hiền thục, đoan trang mềm mại, quả thật là rất khác với phương châm dạy nữ nhi của Liễu tướng, không biết hai tỷ muội này chung sống như thế nào?

Thật ra thì Vạn thị lo lắng chuyện này là vô ích, điều hiển nhiên là Liễu Minh Nguyệt và Ôn Dục Hân lớn lên trong hoàn cảnh khác nhau, phương thức dạy dỗ của hai nhà cũng khác biệt nhưng tính cách của hai tỷ muội lại cực kì hợp nhau. Liễu Minh Nguyệt có sự ngây thơ làm cho người ta yêu thích còn Ôn Dục Hân lại rất có phong thái trưởng tỷ, cực kỳ khoan hậu bao dung.

Sau khi nghỉ ngơi ở Liễu phủ một ngày, Liễu Minh Nguyệt muốn đi La gia luyện võ nhưng lại sợ Ôn Dục Hân buồn chán nên mới dẫn Ôn Dục Hân theo. La lão thấy vậy thì cho rằng Liễu Minh Nguyệt lại dẫn theo một đồ tôn tới muốn ông thu nhận nên núp ở Diễn Vũ thính không chịu ra ngoài.

Liễu Minh Nguyệt không hiểu, hỏi La Thụy Đình: Sư tỷ, em làm gia gia tức giận lúc nào vậy, tại sao gia gia lại không chịu nhìn mặt em?

Lần đầu La Thụy Đình gặp Ôn Dục Hân thì đã thấy Ôn Dục Hân hào phóng thong dong, tuy là nữ nhi của quan văn nhưng lại hoàn toàn không có thành kiến gì với nàng, chỉ hiếu kỳ nhìn đông sờ tây một chút, hiển nhiên là cảm thấy rất hứng thú với giá binh khí chung quanh giáo trường nên nàng vừa giới thiệu những binh khí thông dụng cho Ôn Dục Hân vừa quay đầu cười đáp: Nói không chừng gia gia sợ muội lại bắt ông nhận đồ tôn. Mấy ngày trước ông còn nói là hối hận khi nhận muội đấy.

Liễu Minh Nguyệt cảm thấy cực kì oan uổng, nàng đã rất là nỗ lực rồi, chỉ là thể trạng trời sinh có hạn nên nếu so với La Thụy Đình thì nàng yếu hơn một chút, chỉ có điều nàng đã rất chăm chỉ rồi.

Ôn Dục Hân rất hứng thú tìm hiểu nơi học võ của Liễu Minh Nguyệt. La Thụy Đình cảm thấy tính tình Ôn Dục Hân cực tốt, rất dễ chung đụng nên định mời Tuệ Mễ Nghiên, tỷ muội Hạ gia Hạ Đại Xuyến, Hạ Đại Thiến tới La gia làm khách.

Mấy cô nương này đã rất thân quen




/50